Việt Nam vừa khởi động ‘kho báu’ lớn thứ 2 thế giới, Trung Quốc đã 2 lần ngỏ ý hợp tác khai thác dù nắm trữ lượng gấp đôi, công nghệ khai thác Trung Quốc đỉnh thế nào?

Hình ảnh mang tính chất minh họa

Việt Nam đang khởi động nghiên cứu công nghệ khai thác ‘kho báu’ lớn thứ 2 thế giới.
Theo Cục Khảo sát địa chất Mỹ, Trung Quốc là quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới (44 triệu tấn), Việt Nam có khoảng 22 triệu tấn, đứng thứ 2 thế giới.

Đất hiếm gồm 17 loại vật chất có từ tính và tính điện hóa đặc biệt. Là một loại khoáng sản đặc biệt, nguyên tố đất hiếm có vai trò rất quan trọng và là vật liệu chiến lược đối với sự phát triển của các ngành kỹ thuật mũi nhọn, công nghệ cao như điện, điện tử, quang học, laser, vật liệu siêu dẫn, chất phát quang. Đất hiếm là chất không thể thiếu trong xe ô tô điện, pin lưu trữ, tấm pin mặt trời và tua bin gió…

Theo quyết định số 866/QĐ-TTg phê duyệt vào tháng 7/2023 về “quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, Việt Nam dự kiến khai thác khoảng 2 triệu tấn quặng đất hiếm nguyên khai/năm.

Trên thực tế, nhiều nước lớn trên thế giới rất quan tâm tới đất hiếm tại Việt Nam. Vào tháng 4/2024, Công ty Nhà nước Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc (CREG), một trong những công ty đất hiếm lớn nhất thế giới, hiện nắm 37,6% hoạt động khai thác đất hiếm của Trung Quốc đã bày tỏ mong muốn được hợp tác khai thác, chế biến đất hiếm tại Việt Nam.

Đáng chú ý, đây là lần thứ hai Tập đoàn Trung Quốc này ngỏ lời đầu tư vào đất hiếm Việt Nam. Trước đó, tại buổi làm việc giữa Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp với Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc vào 23/11/2023, CREG cũng đã mở lời mong muốn hợp tác.
Về công nghệ khai thác, chế biến đất hiếm của Việt Nam, tại cuộc họp kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) vào giữa tháng 7/2024, Viện trưởng Viện Khoa học Vật liệu – PGS. TS Hoàng Anh Sơn cho biết, mặc dù đã có nghiên cứu từ rất sớm nhưng phần lớn mới triển khai trong phòng thí nghiệm, chưa có công nghệ nào áp dụng vào thực tế. Việc chuyển giao công nghệ từ các nước có công nghệ chế biến sâu đất hiếm cũng gặp khó do đòi hỏi trình độ cao, các nước giữ bí mật, hạn chế chuyển giao.

Để gỡ nút thắt về công nghệ, ông Sơn kiến nghị, Việt Nam nên hình thành các nhiệm vụ theo hướng nghiên cứu phát triển được công nghệ chế biến có khả năng áp dụng, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này và xây dựng chương trình khoa học công nghệ trọng điểm ưu tiên hướng chế biến và ứng dụng đất hiếm trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ cao, công nghệ lõi.

Trong khi đó, Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về công nghệ khai thác, chế biến đất hiếm. Vào tháng 12/2023, Trung Quốc đã cấm xuất khẩu một loạt công nghệ chế biến vật liệu quan trọng này.

Hiện nay, Trung Quốc đã áp dụng công nghệ thị giác AI vào quy trình khai thác, chế biến đất hiếm . Công nghệ AI giúp kiểm tra chất lượng, từ đó tăng gấp đôi năng suất. Tuy nhiên, ngành đất hiếm Trung Quốc cũng đối mặt với 3 thách thức chính, đó là: khó đo lường giá trị thực sự của AI, thiếu quản lý dữ liệu hiệu quả và khan hiếm nhân tài tổng hợp hiểu biết sâu về cả AI lẫn đặc thù của ngành đất hiếm.

Mặc dù vật, Trung Quốc vẫn đặt ra nhiệm vụ của ngành đất hiếm là thúc đẩy sự tích hợp sâu giữa AI vào chế biến công nghiệp . Trong tương lai, “AI + đất hiếm” sẽ không chỉ là sự kết hợp của nhiều điểm, mà sẽ tích hợp toàn diện vào mọi khía cạnh của ngành, từ thiết bị, sản phẩm, quy trình sản xuất đến quản lý và dịch vụ.

Sự phát triển tích hợp AI và ngành đất hiếm, cùng với mức độ tự động hóa và thông tin hóa ngày càng cao sẽ mở ra cơ hội mới cho ngành đất hiếm Trung Quốc. Chính vì vậy, lĩnh vực này cần đột phá công nghệ thông tin trọng điểm và nâng cao ứng dụng số hóa, thiết bị thông minh và công nghệ điều khiển, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển đổi và nâng cấp, hướng tới sự phát triển chất lượng cao, giúp Trung Quốc giữ vững là quốc gia đứng đầu về công nghệ khai thác, chế biến đất hiếm.

====
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TOÀN THỊNH PHÁT

🔺Chuyên bán và cho thuê BĐS cityland Park Hills, Cityland Park Hill, Cityland Garden Hills, Cityland Center Hills, Picity High Park, Picity Sky Park, … và các Bất động sản ở Tp.HCM đặc biệt Q.12 và Gò Vấp.
🔺Nhận mua bán – Ký gửi – Cho Thuê Căn hộ – Nhà Phố – Biệt Thự.

☎ Hotline: 0908 638 279

🏘 Trụ sở: P5.00.07 Đường Số 12, KDC Cityland Park Hills, Phường 10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
🔹 Website: https://ttpcorp.com.vn/
🔹 Youtube: https://www.youtube.com/@bdstoanthinhphat
🔹 Fanpage: https://www.facebook.com/ttpcorp.com.vn
🔹Tik tok: https://www.tiktok.com/@bdstoanthinhphat
🔹 Mail: bdstoanthinhphat@gmail.com

Chi hơn 6.400 tỷ, TP. HCM ‘biến’ vùng đầm lầy giữa lòng Thủ Thiêm thành công viên lớn thứ 3 TP

Dự án xây dựng công viên với diện tích 128ha, tổng vốn đầu tư hơn 6.400 tỷ đồng mới đây đã được UBND TP. HCM phê duyệt, sau khi hoàn thành, đây sẽ là công viên rộng gấp 7,5 lần Thảo Cầm Viên và lớn thứ 3 trên địa bàn TP.

Mới đây, Ủy ban Nhân dân (UBND) TP. HCM đã phê duyệt dự án xây dựng công viên với quy mô 128ha giữa lòng bán đảo Thủ Thiêm, quy hoạch nơi đây trở thành công viên lớn thứ 3 của TP. HCM.

Cụ thể, dự án này ước tính khoảng 6.400 tỷ đồng, do Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Hạ tầng Đô thị TP. HCM quản lý, được thực hiện trong giai đoạn 2024-2030.

Dựa trên tổng diện tích được quy hoạch là 128ha, nơi đây được xem là công viên rộng thứ 3 của thành phố (sau công viên Sài Gòn Safari rộng 485ha và công viên quận 12 rộng 150ha) và rộng gấp 7,5 lần Thảo Cầm Viên.

Khu vực sẽ được xây dựng thành công viên trong tương lai.

Theo như quy hoạch, Khu đô thị (KĐT) Thủ Thiêm mới sẽ được phân thành 8 khu chức năng, dự án xây dựng công viên nằm trong khu chức năng số 8.

Chức năng chính của khu vực này là bảo vệ môi trường cũng như thoát nước, giữ gìn hệ sinh thái rừng ngập nước tự nhiên ngay tại trung tâm TP. HCM.

Các khu chức năng của KĐT Thủ Thiêm

Khu vực này vốn là nơi ngập nước tự nhiên, tiếp nhận nước từ phía thượng nguồn và nước thủy triều từ biển vào. Phần lớn diện tích của công viên là đầm lầy với hệ sinh thái được tạo thành bởi nhiều loại cây bụi rậm, dừa nước và lau sậy…

Hệ thực vật tại đây khá đa dạng và phong phú như cây thân gỗ, dây leo đến các loại cây bụi và chim, cá.

Hệ thực vật ở khu vực này rất đa dạng và phong phú.

Hiện nay tại đây gần như không có người sinh sống, chỉ có đường mòn và bến tàu nhỏ. Nằm sâu trong khu lâm viên này hiện có một số nhà dân, trụ sở cơ quan.

Theo như quy hoạch, các loại cây được trồng tại đây sẽ là cây bản địa, có khả năng chống chịu môi trường đô thị. Khu vực này cũng được quy hoạch để xây dựng một khu rừng nhân tạo, tạo môi trường sống cho động vật hoang dã.

Sau khi hoàn thành, dự án được kỳ vọng sẽ góp phần làm đẹp hạ tầng, quy hoạch và trở thành “lá phổi” của TP. HCM. Hiện ngay cạnh quỹ đất này là những căn hộ và biệt thự có giá lên đến hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng.

====
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TOÀN THỊNH PHÁT

🔺Chuyên bán và cho thuê BĐS cityland Park Hills, Cityland Park Hill, Cityland Garden Hills, Cityland Center Hills, Picity High Park, Picity Sky Park, … và các Bất động sản ở Tp.HCM đặc biệt Q.12 và Gò Vấp.
🔺Nhận mua bán – Ký gửi – Cho Thuê Căn hộ – Nhà Phố – Biệt Thự.

☎ Hotline: 0908 638 279

🏘 Trụ sở: P5.00.07 Đường Số 12, KDC Cityland Park Hills, Phường 10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
🔹 Website: https://ttpcorp.com.vn/
🔹 Youtube: https://www.youtube.com/@bdstoanthinhphat
🔹 Fanpage: https://www.facebook.com/ttpcorp.com.vn
🔹Tik tok: https://www.tiktok.com/@bdstoanthinhphat
🔹 Mail: bdstoanthinhphat@gmail.com

Cao tốc Bến Lức – Long Thành thông xe cuối năm 2024

Cao tốc Bến Lức – Long Thành nhánh phía Đông qua tỉnh Đồng Nai dự kiến thông xe kỹ thuật vào cuối năm 2024, kết nối Quốc lộ 51 tới đường vào cảng Phước An.

Thi công gói thầu A7 trên cao tốc Bến Lức – Long Thành đoạn qua tỉnh Đồng Nai.

Thông xe cao tốc Bến Lức – Long Thành nhánh phía Đông

Tuyến đường cao tốc Bến Lức – Long Thành nhánh phía Đông kết nối miền Đông Nam bộ và miền Tây Nam bộ đi qua tỉnh Đồng Nai có 3 gói thầu gồm gói A5, gói A6 và gói A7, chiều dài đoạn là 27km.

Đến nay, gói thầu A5 nhà thầu đã cơ bản hoàn thành và chuẩn bị nghiệm thu để bàn giao cho chủ đầu tư.

Hạng mục thi công cầu Thị Vải trên cao tốc Bến Lức – Long Thành.

Riêng đối với gói thầu A6, do bị chấm dứt hợp đồng nên chủ đầu tư đã tiến hành đấu thầu lại, chia tách thành 5 gói thầu mới. Gói thầu A6-1, nhà thầu được huy động từ ngày 28.4.2023, dự kiến hoàn thành trước 30.11.2024; Gói thầu A6-2 nhà thầu được huy động từ ngày 31.3.2023 dự kiến hoàn thành trước 30.10.2024; Gói thầu A6-3 nhà thầu được huy động từ ngày 1.5.2023 dự kiến hoàn thành trước 31.12.2024; Gói thầu A6-4 nhà thầu được huy động từ ngày 21.6.2023 dự kiến hoàn thành trong quý III/2024; Gói thầu A6-5 nhà thầu được huy động từ ngày 26.4.2023 dự kiến hoàn thành trước 31.12.2024.

Tại gói thầu A7 dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành (tổng mức đầu tư hơn 1.100 tỉ đồng) đã dần hình thành. Hạng mục thi công cầu Thị Vải được xác định là đường găng tiến độ của gói thầu A7 cũng đã chính thức hợp long, tổng mức đầu tư cầu Thị Vải cùng cầu cạn là hơn 720 tỉ đồng.

Việc thi công phần đường tại gói thầu A7, theo ghi nhận của phóng viên, đoàn đường đã thảm nhựa, đang thực hiện các hạng mục an toàn giao thông còn lại, lắp tấm chống chói, kẻ vạch sơn đường, biển báo…

Ông Nguyễn Thiện Đạt – Giám đốc điều hành gói thầu A7 – cho biết, tiến độ thi công gói thầu này đã đạt hơn 98%. Dự kiến, toàn bộ gói thầu sẽ hoàn thành gói thầu A7 trong tháng 8.2024.

Ban Quản lý các dự án các đường cao tốc phía Nam cho biết, dự kiến tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành nhánh phía Đông sẽ thông xe kỹ thuật vào cuối năm 2024.

Cao tốc Bến Lức – Long Thành kết nối ra sao khi thông xe?

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Đặng Hữu Vị – Giám đốc Ban Quản lý các dự án các đường cao tốc phía Nam – Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết: Chúng tôi đang phấn đấu đến cuối năm 2024 sẽ thông xe kỹ thuật đoạn cao tốc Bến Lức – Long Thành nhánh phía Đông đoạn qua tỉnh Đồng Nai.

Biển báo hướng dẫn di chuyển trên cao tốc Bến Lức – Long Thành chuẩn bị sẵn để lắp lên giá long môn.

Cũng theo ông Vị, sau khi thông xe kỹ thuật thì đoạn cao tốc này đảm bảo đưa vào sử dụng được, tuy nhiên vẫn chưa thể kết nối với toàn tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành, mà chỉ kết nối được với đoạn từ quốc lộ 51 đến nút giao đường vào cảng Phước An (huyện Nhơn Trạch).

Tiến độ toàn tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành, ông Vị cho biết chủ đầu tư đang phấn đấu hoàn thành trong năm 2025.

Đối với gói thầu J3 là cầu Phước Khánh bắc qua sông Lòng Tàu nối huyện Cần Giờ, TPHCM và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đang gặp vướng mắc, hiện nay VEC đang tiến hành mời thầu.

Toàn tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành dài 57,8 km có tổng mức đầu tư ban đầu 31.320 tỉ đồng.

Cao tốc Bến Lức – Long Thành có điểm đầu dự án đi qua huyện Bến Lức (tỉnh Long An), sau đó kết nối với huyện Long Thành ra Quốc lộ 51 đi các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Sau khi hoàn thành, tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành sẽ giảm ùn tắc trên Quốc lộ 1, Quốc lộ 51, rút ngắn thời gian từ Long An đi TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

====
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TOÀN THỊNH PHÁT

🔺Chuyên bán và cho thuê BĐS cityland Park Hills, Cityland Park Hill, Cityland Garden Hills, Cityland Center Hills, Picity High Park, Picity Sky Park, … và các Bất động sản ở Tp.HCM đặc biệt Q.12 và Gò Vấp.
🔺Nhận mua bán – Ký gửi – Cho Thuê Căn hộ – Nhà Phố – Biệt Thự.

☎ Hotline: 0908 638 279

🏘 Trụ sở: P5.00.07 Đường Số 12, KDC Cityland Park Hills, Phường 10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
🔹 Website: https://ttpcorp.com.vn/
🔹 Youtube: https://www.youtube.com/@bdstoanthinhphat
🔹 Fanpage: https://www.facebook.com/ttpcorp.com.vn
🔹Tik tok: https://www.tiktok.com/@bdstoanthinhphat
🔹 Mail: bdstoanthinhphat@gmail.com

TP.HCM sẽ làm hơn 26.000 căn nhà ở xã hội

Dự kiến từ nay đến hết năm 2025, TP.HCM sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư 26.200 căn nhà ở xã hội, giúp người dân thu nhập thấp tiếp cận nhà ở.

Phấn đấu đạt 40 triệu m2 sàn nhà ở, 26.200 căn nhà ở xã hội

UBND TP.HCM vừa ban hành chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đến năm 2025. Chỉ thị đề ra mục tiêu đạt mức tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2024 ít nhất 7,5% và năm 2025 đạt từ 8 – 8,5%; tỷ trọng kinh tế số lần lượt là 22% và 25% trong 2 năm 2024 – 2025.

TP.HCM phấn đấu đưa các chỉ số PCI, Par-Index nằm trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước đến cuối năm 2025; chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 tăng 6,5%.

Về nhà ở, địa phương phấn đấu đạt từ 40 triệu m2 sàn nhà ở trở lên và xây dựng ít nhất 26.200 căn nhà ở xã hội. Đến năm 2025, TP.HCM đặt mục tiêu rác sinh hoạt được xử lý bằng công nghệ mới hoặc tái chế đạt 80% trở lên; phát triển ít nhất 150 ha đất công viên cây xanh.

Để đạt mục tiêu nhà ở, UBND TP.HCM giao Sở Xây dựng chủ trì xây dựng và trình kế hoạch đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội, nhà tái định cư và đề án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ bị hư hỏng xuống cấp trên địa bàn. Về nguồn vốn, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM đẩy mạnh giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội.

TP.HCM phấn đấu đến năm 2025 đạt từ 40 triệu mét vuông sàn nhà ở trở lên

TP.HCM xác định tập trung 3 động lực truyền thống

Tính từ năm 2021 đến tháng 6.2024, TP.HCM mới hoàn thành 4 dự án, gồm 3 dự án nhà ở xã hội và 1 dự án nhà lưu trú công nhân với quy mô 1.233 căn hộ. Ngoài ra, TP.HCM cũng có 6 dự án với tổng quy mô 4.386 căn hộ đang thi công.

Theo Chương trình phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2021 – 2030 và đề án của Chính phủ về đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030, đến năm 2030 TP.HCM xây dựng khoảng 69.700 – 93.000 căn.

====
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TOÀN THỊNH PHÁT

🔺Chuyên bán và cho thuê BĐS cityland Park Hills, Cityland Park Hill, Cityland Garden Hills, Cityland Center Hills, Picity High Park, Picity Sky Park, … và các Bất động sản ở Tp.HCM đặc biệt Q.12 và Gò Vấp.
🔺Nhận mua bán – Ký gửi – Cho Thuê Căn hộ – Nhà Phố – Biệt Thự.

☎ Hotline: 0908 638 279

🏘 Trụ sở: P5.00.07 Đường Số 12, KDC Cityland Park Hills, Phường 10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
🔹 Website: https://ttpcorp.com.vn/
🔹 Youtube: https://www.youtube.com/@bdstoanthinhphat
🔹 Fanpage: https://www.facebook.com/ttpcorp.com.vn
🔹Tik tok: https://www.tiktok.com/@bdstoanthinhphat
🔹 Mail: bdstoanthinhphat@gmail.com

Việt Nam sẽ có thêm 11 thành phố trực thuộc Trung ương

Theo quy hoạch, nhiều tỉnh giáp các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM… hướng tới mục tiêu lên thành phố trực thuộc Trung ương.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt quy hoạch cho nhiều tỉnh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với định hướng đáng chú ý là nhiều tỉnh lân cận các thành phố lớn sẽ phát triển thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Đặt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, Bắc Ninh hướng đến trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa năng động của khu vực phía Bắc. Với tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 8-9%/năm, tỉnh dự kiến GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 346,6 triệu đồng vào năm 2030.

Ngoài ra còn có tỉnh “bé hạt tiêu” Vĩnh Phúc. Mục tiêu đến năm 2030, Vĩnh Phúc sẽ đạt tiêu chí đô thị loại I và phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau năm 2030. Tăng trưởng GRDP dự kiến đạt 10,5-11%/năm, với GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 285 triệu đồng.

Theo quy hoạch tỉnh Hà Nam, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nam sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị thông minh, hiện đại, với tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 11,2%/năm và GRDP bình quân đầu người trên 230 triệu đồng.

Đặt mục tiêu đến năm 2050, Thái Nguyên sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, xanh, thông minh, và là trung tâm công nghiệp hiện đại của vùng Thủ đô Hà Nội và cả nước. Tăng trưởng GRDP dự kiến đạt 8-8,5%/năm, với GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 216 triệu đồng.

Tỉnh Hưng Yên đã có lộ trình quy hoạch để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2037, với mục tiêu đến năm 2030 có 3 quận: TP Hưng Yên, Văn Giang, và Văn Lâm.

Theo quy hoạch tỉnh Quảng Ninh, đến năm 2030, Quảng Ninh sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với mô hình không quận, thay vào đó là các vùng nội thị gồm các thành phố liên kết với nhau qua hạ tầng hiện đại. Bảy thành phố trực thuộc Quảng Ninh sẽ bao gồm Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái – Hải Hà, Đông Triều, Quảng Yên, và Vân Đồn.

5/8 tỉnh giáp Hà Nội, 1 tỉnh giáp Hải Phòng sẽ lên thành phố trực thuộc Trung ương

Theo quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, tỉnh đặt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030. Bình Dương sẽ trở thành trung tâm phát triển năng động của khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng kinh tế dự kiến đạt khoảng 10%/năm, với GRDP bình quân đầu người năm 2030 khoảng 15.800 USD.

Mục tiêu đến năm 2050, Đồng Nai sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, dẫn đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao, với trọng tâm là kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn. Tỉnh cũng sẽ trở thành trung tâm giao thương quốc tế và nơi tập trung trí thức, nhân tài.

Đến năm 2030, Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến sẽ đạt tiêu chuẩn trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đóng vai trò là cực phát triển quan trọng của vùng Đông Nam Bộ.

3/6 tỉnh giáp TP HCM đặt mục tiêu lên thành phố trực thuộc Trung ương

Tại miền Trung, mục tiêu đến năm 2030, Quảng Nam sẽ trở thành tỉnh phát triển khá và đến năm 2050 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Tỉnh sẽ tập trung vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Thừa Thiên – Huế là một trong những tỉnh sớm nhất sẽ lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025. Đến năm 2030, Huế sẽ là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam và một trong những trung tâm văn hóa, du lịch, y tế lớn của khu vực Đông Nam Á.

====
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TOÀN THỊNH PHÁT

🔺Chuyên bán và cho thuê BĐS cityland Park Hills, Cityland Park Hill, Cityland Garden Hills, Cityland Center Hills, Picity High Park, Picity Sky Park, … và các Bất động sản ở Tp.HCM đặc biệt Q.12 và Gò Vấp.
🔺Nhận mua bán – Ký gửi – Cho Thuê Căn hộ – Nhà Phố – Biệt Thự.

☎ Hotline: 0908 638 279

🏘 Trụ sở: P5.00.07 Đường Số 12, KDC Cityland Park Hills, Phường 10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
🔹 Website: https://ttpcorp.com.vn/
🔹 Youtube: https://www.youtube.com/@bdstoanthinhphat
🔹 Fanpage: https://www.facebook.com/ttpcorp.com.vn
🔹Tik tok: https://www.tiktok.com/@bdstoanthinhphat
🔹 Mail: bdstoanthinhphat@gmail.com

Việt Nam sẽ phát triển 5 tuyến du lịch sau khi sân bay hơn 330.000 tỷ đồng lớn nhất cả nước hoạt động

Chiều ngày 7/8, tại Hội nghị phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh đã đưa ra nhiều yêu cầu đối với Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh và các đơn vị, địa phương liên quan nhằm thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có.

Ông Nguyễn Hồng Lĩnh nhấn mạnh, một trong những cơ hội lớn cho ngành du lịch Đồng Nai chính là sự xuất hiện của Sân bay quốc tế Long Thành, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong 2 năm tới. Giai đoạn 1, sân bay dự kiến sẽ đón khoảng 70.000 lượt khách mỗi ngày, con số này sẽ tăng lên 300.000 lượt khách/ngày trong giai đoạn 2.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai lên kế hoạch khai thác tiềm năng du lịch từ sân bay Long Thành

Tuy nhiên, việc hành khách ở lại Đồng Nai du lịch hay đi đâu tùy thuộc vào việc cung ứng các dịch vụ, điểm đến của địa phương. Nếu các dịch vụ đáp ứng được chỉ cần giữ chân được một lượng khách trong số trên là cơ hội rất lớn để phát triển dịch vụ, du lịch.

Cùng với khu vực 5.000ha dành cho việc xây dựng Sân bay quốc tế Long Thành, tỉnh Đồng Nai đang tính toán quy hoạch thêm 20.000ha để phát triển đô thị sân bay. Trong đó, tỉnh sẽ tính toán cụ thể diện tích dành cho dịch vụ và du lịch nhằm đầu tư hạ tầng cơ sở lưu trú, cũng như các địa điểm ăn nghỉ đạt tiêu chuẩn cao, đáp ứng nhu cầu của du khách.

Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các đơn vị liên quan thiết kế và công bố 5 tuyến du lịch chiến lược sau khi sân bay đi vào hoạt động. Đó là:

– Tuyến du lịch từ Sân bay Long Thành đi TP. Biên Hòa, huyện Vĩnh Cửu;

– Tuyến Sân bay Long Thành đi Dầu Giây, Định Quán, Tân Phú kết nối với Đà Lạt (Lâm Đồng);

– Tuyến Sân bay Long Thành đi TP. Long Khánh, Xuân Lộc, kết nối với Phan Thiết (Bình Thuận);

– Tuyến Sân bay Long Thành đi Cẩm Mỹ, kết nối với Hồ Tràm (Bà Rịa – Vũng Tàu);

– Tuyến Sân bay Long Thành đi Nhơn Trạch, Long Thành để khai thác hệ thống rừng ngập mặn, rừng sinh thái rừng Long Thành, các điểm du lịch trên sông.

Ngoài việc phát triển cơ sở hạ tầng, ông Nguyễn Hồng Lĩnh cũng đề nghị các đơn vị liên quan phải tính toán, tổ chức 1-2 sự kiện tầm vùng và quốc gia hàng năm nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Trước mắt, nghiên cứu tổ chức Lễ hội gốm và khinh khí cầu Đồng Nai vào dịp 30/4/2025. Qua việc tổ chức các lễ hội đẳng cấp, góp phần thay đổi hình ảnh của Đồng Nai, để người dân trong nước và quốc tế không chỉ biết đến đây là nơi lao động công nghiệp mà còn vùng đất giàu đẹp, mến khách.

Hiện nay, Đồng Nai đang triển khai một số dự án trọng điểm du lịch trên địa bàn như Dự án thác Mai – Bàu nước sôi; Khu phức hợp du lịch sinh thái nghỉ dưỡng khu núi Chứa Chan và hồ Núi Le; Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Long Thành; Dự án du lịch rừng phòng hộ Tân Phú…

Thời gian tới, tỉnh tiếp tục tập trung khai thác các phân khúc thị trường khách du lịch, các sản phẩm mà Đồng Nai có thế mạnh như du lịch golf, du lịch sinh thái rừng, du lịch tham quan, du lịch nông thôn, du lịch ẩm thực…

Trong 7 tháng đầu năm 2024, Đồng Nai đã đón hơn 2,1 triệu lượt khách, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 1.385 tỷ đồng, tăng 29%; lượng khách lưu trú đạt 434.000 lượt, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023.

====
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TOÀN THỊNH PHÁT

🔺Chuyên bán và cho thuê BĐS cityland Park Hills, Cityland Park Hill, Cityland Garden Hills, Cityland Center Hills, Picity High Park, Picity Sky Park, … và các Bất động sản ở Tp.HCM đặc biệt Q.12 và Gò Vấp.
🔺Nhận mua bán – Ký gửi – Cho Thuê Căn hộ – Nhà Phố – Biệt Thự.

☎ Hotline: 0908 638 279

🏘 Trụ sở: P5.00.07 Đường Số 12, KDC Cityland Park Hills, Phường 10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
🔹 Website: https://ttpcorp.com.vn/
🔹 Youtube: https://www.youtube.com/@bdstoanthinhphat
🔹 Fanpage: https://www.facebook.com/ttpcorp.com.vn
🔹Tik tok: https://www.tiktok.com/@bdstoanthinhphat
🔹 Mail: bdstoanthinhphat@gmail.com

Từ ngày 1.8, hết cơ hội trốn thuế khi mua bán bất động sản?

Từ ngày 1.8, mua bán bất động sản phải ghi đúng giá giao dịch thực tế vào trong hợp đồng, chủ đầu tư dự án nhận tiền thanh toán từ khách hàng thông qua tài khoản ngân hàng.

Buộc phải ghi đúng giá vào trong hợp đồng

Bắt đầu từ ngày 1.8, luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực. Căn cứ theo điều 47 của luật này thì giá bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản, dự án bất động sản được đưa vào kinh doanh do các bên thỏa thuận và được ghi trong hợp đồng. Trường hợp Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản ghi đúng giá giao dịch thực tế trong hợp đồng, và chịu trách nhiệm trong việc ghi giá này.

Khi nào phải công chứng, chứng thực?

Điều 45 luật Kinh doanh bất động sản, quy định hợp đồng kinh doanh bất động sản được ký kết khi bất động sản đã có đủ điều kiện đưa vào kinh doanh, dự án đã có đủ điều kiện chuyển nhượng.

Hợp đồng kinh doanh bất động sản, hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản mà ít nhất một bên tham gia giao dịch là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được công chứng, hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên.

Người mua có thể yêu cầu chủ đầu tư công chứng hoặc chứng thực hợp đồng mua bán

Riêng đối với hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng mà các bên tham gia giao dịch là cá nhân phải công chứng, hoặc chứng thực.

Thanh toán và phạt hợp đồng như thế nào?

Theo điều 48 luật Kinh doanh bất động sản, việc thanh toán trong giao dịch bất động sản, dự án bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng và tuân thủ quy định của pháp luật.

Chủ đầu tư dự án, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản, nhận tiền thanh toán theo hợp đồng từ khách hàng thông qua tài khoản mở tại tổ chức tín dụng trong nước, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Việc phạt và bồi thường thiệt hại (như người mua chậm tiến độ thanh toán, hoặc bên bán, bên cho thuê chậm tiến độ bàn giao) do các bên thỏa thuận, và phải được ghi trong hợp đồng.

Điều kiện chuyển nhượng hợp đồng

Theo điều 50 luật Kinh doanh bất động sản, việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, thuộc diện chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định.

Thứ hai, hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng không có tranh chấp đang được cơ quan có thẩm quyền thông báo, thụ lý, giải quyết, hoặc có tranh chấp về hợp đồng nhưng đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết bằng bản án, quyết định, phán quyết đã có hiệu lực pháp luật.

Thứ ba, nhà ở, công trình xây dựng thuộc hợp đồng mua bán, thuê mua không thuộc diện bị kê biên, thế chấp để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được bên nhận thế chấp đồng ý.

Thứ tư, có hợp đồng mua bán, thuê mua được xác lập theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

Nguồn: thanhnien.vn

VỊ TRÍ BẾN XE MIỀN TÂY MỚI Ở ĐÂU ?

Khu Đông (Tp.HCM) đã hình thành bến xe Miền Đông Mới, thì ở khu Tây cũng có đề án bến xe Miền Tây Mới phương án giảm áp lực lên hạ tầng khu vực bến xe cũ, vốn thường xuyên xảy ra ùn tắc trong nhiều năm nay.
Dự án bến xe Miền Tây Mới được UBND TPHCM phê duyệt từ giữa năm 2016, với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP.HCM do Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn TNHH MTV – SAMCO làm chủ đầu tư.
MỘT SỐ THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ BẾN XE MIỀN TÂY MỚI
Vị trí: bến xe miền Tây mới có vị trí tại xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, Tp.HCM
(góc đường Nguyễn Văn Linh & Quốc Lộ 1A)
Kinh phí bồi thường – giải phóng mặt bằng: 726 tỷ VND, dự kiến hoàn thiện giải phóng mặt bằng quý 3/2017.
Tổng diện tích giải phóng mặt bằng: 24.33 ha.
Trong đó:
+ Diện tích xây dựng bến xe mới: 17ha.
+ Depot (trạm bảo hành sửa xe) của bus BRT (bus nhanh) và lộ giới quốc lộ 1A: 4.33 ha.
+ Lượng khách phục vụ/ngày: hơn 30.000 người.
+ Lượt xe xuất bến/ngày: 1.400 lượt.
+ Cao điểm: 63.000 lượt hành khách/ngày, 2.200 lượt xe xuất bến/ngày.
Mục tiêu khởi công dự án Bến xe miền Tây mới nhằm thay thế cho Bến xe miền Tây hiện hữu, theo đó, dự án sẽ kết nối đồng bộ với hệ thống giao thông công cộng như:
Tuyến metro số 3a Bến Thành (Quận 1)
Ga Tân Kiên (huyện Bình Chánh)
Monorail số 2 Quốc lộ 50 (Quận 😎
Nguyễn Văn Linh – Trần Não – Xuân Thủy (Quận 2)
Khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa (quận Bình Thạnh)
Xe buýt nhanh – BRT và các tuyến xe buýt trong tương lai, góp phần giảm ùn tắc giao thông trong nội đô TP.HCM.
Sau khi hoàn thành Bến xe Miền Tây Mới chắc chắn sẽ mang đến những lợi ích to lớn về mặt kết nối giao thông của các vùng, thúc đẩy giao thương và kinh tế khu vực, mà còn kiến tạo cho sự gia tăng giá trị Bất Động Sản khu vực trực thuộc

QUY ĐỊNH MỚI VỀ ĐẶT CỌC MUA BÁN NHÀ ĐẤT, ÁP DỤNG TỪ 1/8

Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/8 có nhiều quy định mới, trong đó có quy định về đặt cọc mua, bán nhà đất.

Theo đó, khoản 5 Điều 23 Luật Kinh doanh bất động sản 2023, chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc không quá 5% giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng khi đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định, như có giấy phép xây dựng, thông báo khởi công xây dựng, giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất…

Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực, áp dụng nhiều quy định mới về đặt cọc mua bán nhà đất.

Thỏa thuận đặt cọc phải ghi rõ giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng.

Cùng với quy định về tiền đặt cọc không quá 5% giá bán, Điều 25 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 cũng có quy định về thanh toán tiền mua bán, thuê mua nhà trên giấy. Theo đó, các bên thực hiện thanh toán nhiều lần, lần đầu không quá 30% hợp đồng gồm cả tiền cọc (quy định cũ không bao gồm tiền cọc).

Những lần tiếp theo phải phù hợp tiến độ xây dựng nhưng không quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng. Nếu bên bán là tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài thì không quá 50% giá trị hợp đồng.

Nếu bên mua, thuê mua chưa được cấp sổ đỏ, sổ hồng thì không được thu quá 95% giá trị hợp đồng. Giá trị còn lại sẽ được thanh toán khi người mua được cấp sổ hồng.

Đồng thời, luật mới bổ sung thêm quy định về việc thanh toán trong thuê mua nhà ở, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình hình thành trong tương lai so với Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014. Với trường hợp này, cũng thanh toán nhiều lần và các lần được quy định lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng gồm cả tiền cọc.

Các lần tiếp theo phải phù hợp tiến độ xây dựng cho đến khi bàn giao nhà ở, phần diện tích sản xây dựng nhưng tổng số tiền thanh toán trước không quá 50% giá trị hợp đồng thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai. Số tiền còn lại được tính thành tiền thuê để trả cho bên cho thuê mua trong thời hạn nhất định theo thỏa thuận.

Đặt cọc là bước đầu tiên trong tiến trình mua bán, được thực hiện trước khi giao kết hợp đồng. Luật hiện hành không đưa ra các quy định cụ thể về tiền cọc với mua bán, thuê bất động sản hình thành trong tương lai. Theo quy định mới, việc đặt cọc mua bán nhà trên giấy được siết lại tránh thu tiền cọc quá lớn, có thể phát sinh hành vi lừa đảo gây thiệt hại cho người mua.

Đồng Nai sẽ có thêm cầu và các tuyến đường sắt nào kết nối với TP.HCM và các tỉnh?

Chính phủ vừa duyệt quy hoạch cho Đồng Nai xây nhiều cầu đường bộ, đường sắt kết nối với TP.HCM và các tỉnh giáp ranh.

Sơ đồ kết nối hạ tầng giao thông vào khu vực sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai)

Theo quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030 (tầm nhìn đến năm 2050), Chính phủ cho phép trước năm 2030 Đồng Nai sẽ kết nối nhiều cầu đường bộ với TP.HCM và các tỉnh giáp ranh.

Đồng Nai sẽ xây nhiều cầu đường bộ

Cụ thể, Đồng Nai kết nối thêm 3 cây cầu (mỗi cầu đường bộ 8 làn xe) gồm cầu Phú Mỹ 2 kết nối đường 25C với đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7, TP.HCM; cầu Đồng Nai 2 nối với đường vành đai 3 TP.HCM; cầu thay phà Cát Lái.
Tại Bình Dương, Đồng Nai sẽ kết nối 4 cây cầu đường bộ (mỗi cầu 6 làn xe) gồm cầu Hiếu Liêm 2, cầu Tân An – Lạc An, cầu Tân Hiền – Thường Tân, cầu Thạnh Hội 2.

Ở khu vực giáp ranh tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai sẽ làm hai cây cầu Đắc Lua 2, cầu Mỏ Vẹt (mỗi cầu 4 làn xe) vượt sông Đồng Nai kết nối với huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh.

Ở khu vực giáp ranh Bình Thuận, Đồng Nai sẽ làm cầu Suối Lớn (4 làn xe) nối với huyện Đức Linh.

Ngoài ra, Chính phủ đồng ý tùy theo nhu cầu hợp tác phát triển giữa các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ sẽ bổ sung các điểm kết nối khác.

Thi công cầu Nhơn Trạch thuộc dự án 1A đường vành đai 3 TP.HCM

Nhiều tuyến đường sắt kết nối các tỉnh, thành

Đối với đường sắt kết nối vùng, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nâng cấp tuyến đường sắt Bắc – Nam; đầu tư xây mới tuyến Biên Hòa – Vũng Tàu, TP.HCM – Nha Trang; tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – sân bay Long Thành.

Đối với đường sắt đô thị, Chính phủ đồng ý cho Đồng Nai hình thành 7 tuyến đường sắt trên địa bàn thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050.

Cụ thể, trong giai đoạn trên, Đồng Nai sẽ đầu tư xây mới đường sắt nối tuyến Biên Hòa – Vũng Tàu đến cảng Phước An.

Kéo dài tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên đến tỉnh Đồng Nai.

Tuyến đường sắt đô thị Trung tâm hành chính mới – sân bay Biên Hòa.

Tuyến đường sắt đô thị Biên Hòa – Nhơn Trạch – Long Thành.

Tuyến đường sắt đô thị Biên Hòa – Trảng Bom – Long Khánh.

Tuyến đường sắt đô thị Long Khánh – Long Thành.

Tuyến đường sắt đô thị sân bay Biên Hòa – sông Đồng Nai, kết nối đến tỉnh Bình Dương.

Phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng

Theo đề án quy hoạch được phê duyệt, Chính phủ yêu cầu tỉnh Đồng Nai phải tập trung thực hiện các nhiệm vụ đột phá để phát triển.

Ngoài việc duyệt cho Đồng Nai quy hoạch, đường thủy, cảng biển, trung tâm logistics, Chính phủ yêu cầu Đồng Nai khai thác hiệu quả sân bay Long Thành và triển khai dự án sân bay lưỡng dụng Biên Hòa gắn với mô hình đô thị sân bay.

Chính phủ đồng ý phương án phát triển đồng bộ hệ thống giao thông kết nối vùng sẵn có như: cao tốc Bắc – Nam phía Đông, cao tốc Dầu Giây – Liên Khương (Lâm Đồng), cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây (Đồng Nai), vành đai 3, vành đai 4 TP.HCM, các tuyến quốc lộ 1, 20, 51, 20B, 51C, 56, 56B…

Bên cạnh đó, Đồng Nai nâng cấp, cải tạo và đầu tư mới các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị, đường xã tạo thành mạng lưới giao thông đồng bộ.

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ BĐS TOÀN THỊNH PHÁT

Địa chỉ: CH1.00.07 Đường số 12, KDC Cityland Park Hills, P.10, Q. Gò Vấp, Tp.HCM.
Phone: 0908 638 279
E-mail: info@ttpcorp.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/ttpcorp.com.vn

Youtube: https://www.youtube.com/@bdstoanthinhphat

Chính sách quyền riêng tư

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

    0908 638 279
    icons8-exercise-96